Sai lầm của Honda Việt Nam khi chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu CR-V

Thị trường ô tô | 21/01/2018

Kế hoạch và đường đi nước bước của Honda dành cho mẫu CR-V đều đúng quy trình, cho đến khi Nghị định 116 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2018.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nước cờ hụt của Honda Việt Nam

Sai lầm của Honda Việt Nam khi chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu CR-V 1

Sai lầm của Honda Việt Nam khi chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu CR-V

Trước đó, đại diện của Honda Việt Nam từng xác nhận việc công ty sẽ ra mắt CR-V thế hệ mới vào cuối năm 2017. Đặc biệt, Honda CR-V vẫn được lắp ráp trong nước như nhiều “anh em” khác. Song, sau khi giới thiệu CR-V 7 chỗ thì hãng lại quyết định phân phối theo dạng nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và dừng hẳn việc lắp ráp mẫu xe này. 

Tại thời điểm trên, kế hoạch của Honda Việt Nam hoàn toàn hợp lý vì theo Hiệp định thương mại hàng hóa (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN sẽ còn 0% từ 1/1/2018. Theo đó, các mẫu xe hơi nhập khẩu của Thái Lan sẽ được giảm giá mạnh, Honda CR-V thừa sức để “thách đấu” cùng đối thủ Mazda CX-5. 

Tuy nhiên, Nghị định 116 và Nghị định 125 đã làm gián đoạn lộ trình của Honda bằng những quy định khắt khe, đồng thời tạo điều kiện cho ô tô trong nước giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu. 

Không chỉ riêng Honda, nhiều hãng xe khác tại Việt Nam cũng gặp lao đao trước Nghị định mới, còn mẫu CR-V nằm ở thế “việt vị” trước khi đến cột mốc 1/1/2018. 

Có thể bạn quan tâm: 

Giá cao lại không nhập được hàng, liệu Honda CR-V có còn cơ hội?

Lô xe Honda CR-V chưa được thông quan ngoài cảng 2

Khi Honda CR-V công bố giá bán, nhiều khách hàng quyết định trả cọc vì giá cao hơn khá nhiều so với dự kiến, dao động từ 1,136-1,256 tỷ đồng. Mức giá này vượt mặt các đối thủ khác trong phân khúc, như Mitsubishi Outlander thấp hơn 156 triệu, Mazda CX-5 257 triệu đồng, Nissan X-Trail 270 triệu và Hyundai Tucson là 366 triệu đồng.

Giá bán của Honda CR-V có sự chênh lệch là vì các đối thủ khác đều đã chuyển sang lắp ráp, chỉ riêng CR-V “đơn thương độc mã” trên con đường nhập khẩu. Chưa kể, lô xe đầu tiên được công bố giá bán lại thông quan vào cuối năm 2017 nên phải chịu thuế nhập 30%. 

Ngoài ra, CR-V còn không thể nhập xe về nước bên cạnh bất lợi về giá. Honda cho biết, lượng ô tô mới đã được đưa về nhưng chưa thể thông quan do vướng Nghị định 116. Quy định yêu cầu hãng phải đáp ứng đủ giấy chứng nhận kiểu loại xe cơ giới, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới không cung cấp loại giấy này cho xe xuất khẩu, giống như Cục đăng kiểm Việt Nam không có quyền cấp giấy chứng nhận cho các nước khác. 

Mặt khác, lô xe Honda CR-V được thông quan cũng phải nằm ngoài cảng thêm một thời gian để chờ kiểm định. Nghị định 116 bắt buộc mỗi lô xe đều đưa ra một mẫu để kiểm định, dù là lô xe cùng loại. Chính vì vậy, ngoài việc tốn thời gian, các doanh nghiệp còn tiêu hao khá nhiều chi phí cho đợt kiểm tra gắt gao này. 

Honda CR-V 7 chỗ thế hệ mới sở hữu ngoại hình hiện đại, bắt mắt cùng động cơ mạnh mẽ, ưu điểm này tạo nên ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng. Thế nhưng, CR-V đang gặp bất lợi khi giá bán mới là yếu tố quyết định thành bại tại thị trường ô tô Việt Nam. Thời gian không có hàng sẽ khiến mẫu xe của Honda “chậm nhịp” và vô tình làm tăng đà phát triển cho các đối thủ trong phân khúc. 

(Ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading